Cao lỏng – Cao đặc

Theo Dược điển Việt Nam:

  • Cao lỏng: Có thể chất lỏng sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để điều chế cao. Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 01 ml cao lỏng tương ứng với 01 g dược liệu dùng chế cao thuốc.
  • Cao đặc: Là khối đặc quánh; hàm lượng dung môi dùng chiết xuất còn lại trong cao không quá 20 %.
  • Cao khô: Là một khối hay bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%.

Cao lỏng, cao đặc là hai dạng phổ biến trong y học cổ truyền do ưu điểm dễ sản xuất, không cần thiết bị phức tạp. Nhược điểm lớn nhất của cao lỏng, cao đặc sản xuất bằng thiết bị truyền thống là tỷ lệ cao bị cháy lớn, hoạt chất dễ bị phân hủy do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Nhận thức rõ hạn chế trong kỹ thuật sản xuất truyền thống, Amera trang bị hai hệ thống tiên tiến cô song hiệu & cô theo mẻ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sơ đồ sản xuất

Mô tả sản phẩm

Cao lỏng và cao đặc được sản xuất theo cùng một quy trình, chỉ khác nhau ở hàm ẩm cuối cùng.

  • Cao lỏng có thể chất đặc sánh, độ ẩm nằm trong khoảng 30%÷40%
  • Cao đặc có thể chất mềm dẻo, độ ẩm nằm trong khoảng 15%÷20%

Sản phẩm được đóng gói trong 2 lượt túi PE bỏ trong thùng nhựa (hoặc thùng giấy). Khối lượng 1 thùng thường nhỏ hơn 25 kg để tiện cho quá trình vận chuyển.

Uu điểm của cao lỏng, cao đặc sản xuất tại Amera

  • Chất lượng tốt hơn so với sản xuất trên thiết bị truyền thống
    • Quá trình cô đặc được thực hiện ở điều kiện chân không, nhiệt độ sản phẩm không vượt quá 80oC làm giảm hiện tượng phân hủy hoạt chất do nhiệt và giảm tỷ lệ cao cháy.
    • Thời gian cô đặc ngắn hơn rất nhiều so với sản xuất trên thiết bị truyền thống, giảm phân hủy hoạt chất do nhiệt.
    • Quá trình sản xuất diễn ra trong hệ thống kín, giảm nhiễm bẩn từ môi trường bên ngoài vào sản phẩm.
  • Hiệu suất cao
    • Dược liệu đầu vào được chiết kiểm tra, chỉ đưa vào sản xuất các dược liệu đạt hiệu suất.
    • Dược liệu được thái cắt về kích thước phù hợp làm tăng tối đa hiệu suất chiết.
    • Tỷ lệ nước/dược liệu cao làm tăng khả năng chiết kiệt.
    • Áp dụng các kỹ thuật chiết phù hợp cho từng loại dược liệu (chiết ngâm, hồi lưu, ngược dòng ngắt quãng)
    • Hiệu suất được đánh giá trong suốt quá trình sản xuất (ví dụ: nếu giai đoạn cô phát hiện hiệu suất không đạt thì sẽ tiến hành chiết bổ xung).

Xem thêm

Scroll to Top